Kinh tế - xã hội Bình_Liêu

Kinh tế

Sau gần 30 năm đổi mới, diện mạo của Huyện đã có sự thay đổi tích cực; đời sống vật chất của nhân dân từng bước được nâng cao; kinh tế tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện trong nhiệm kỳ 2010 - 2015luôn duy trì ở mức khá (bình quân 05năm, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đạt 11,15%/năm; đến 2013 đạt trên đạt 13%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọngngành công nghiệp và dịch vụ (số liệutính đến hết năm 2013, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40,4%; công nghiệp 16,36%; dịch vụ 43,24%); tỷ lệ hộ nghèocủa huyện giảm từ 43,27% năm 2010, còn 16,53% năm 2013. Trong giai đoạn 5 năm (2015-2020), kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; Huyện đã tập trung phát huy những thế mạnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, du lịch và thương mại biên giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5%/năm; trong đó: giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 16,52%/năm; công nghiệp-xây dựng tăng 15,94%/năm; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,87%/năm. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng bình quân ngành dịch vụ đạt 51,8%/năm; công nghiệp-xây dựng 18,86%/năm; nông nghiệp, lâm nghiệp 30%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước 37,53 triệu đồng (khoảng 1.600 USD, chưa bằng 1/4 thu nhập bình quân đầu của tỉnh); tăng bình quân 9,76%/năm và 59,3% so nhiệm kỳ trước; Mật độ dân cư thưa, không tập trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí không đồng đều, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế.

Bê bối

Thanh tra tỉnh đã khám phá hàng loạt sai phạm liên quan đến việc chấp hành chính sách, pháp luật về sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Bình Liêu trong kết luận số 05/KL-TTr ngày 29/3/2014.[4]

Xã hội

Bình Liêu là huyện đa dân tộc (khoảng trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số), với 05 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 58,4%, dân tộc Dao chiếm 25,6%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 15,4%, dân tộc Kinh chiếm 3,7%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%) tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng. Huyện không có nhiều đền chùa, di tích lịch sử, chỉ có duy nhất di tích lịch sử cấp tỉnh là Đình Lục Nà, thuộc xã (Lục Hồn) vừa được phục dựng lại Lễ hội vào năm 2005. Vào ngày 16/3 âm lịch chợ có lễ hội tháng 3 (người ta quen gọi là Chợ tình giao duyên) của người Sán Chỉ. Đây là một lễ hội văn hoá rất đặc sắc, đang được địa phương phục dựng và phát triển.